Vệ sinh nhà mới xây như thế nào, vệ sinh nhà sau xây dựng sao cho nhanh chóng và sạch sẽ, đúng cách để không bị hư hại các vật dụng cũng như kết cấu của ngôi nhà đồng thời dự tính tiến độ sau khi hoàn tất các công đoạn để căn nhà của bạn đi vào hoạt động như thời gian dự kiến.
Thì bài viết này sẽ là bài chia sẽ kinh nghiệm, hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của bạn sẽ làm sắp tới.
Chuẩn bị dụng cụ – hóa chất
Các dụng cụ cần thiết cần phải có để tốc độ dọn nhà nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn:
Dụng cụ:
- – Chổi – ki rác
- – Cây lau nhà
- – Khăn lau (Càng nhiều càng tốt)
- – Cây sủi nền và bộ dao (nên có thêm tua-vít để thay dao)
- – Bình xịt
- – Bộ kéo kính (bông thỏ và cây kéo)
- – Xô đựng nước
- – Găng tay cao su
- – Cước chà vệ sinh hoặc bùi nhùi
Hóa chất:
- – Sumo
- – Nước rửa chén
- – Bột giặt
- – Nước lau sàn
- – Gif
- – Nước lau kính, GMP 311
Máy móc
- – Máy chà sàn + pad ( có thì tốt không thì cũng không sao – cái này chủ yếu là bên dịch vụ vệ sinh)
- – Máy hút bụi (cái này nên có vì nó rất tiện lợi, có thể xài lâu dài)
Các hạng mục cần dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa:
Vệ sinh sàn – nền
Vệ sinh sàn là bạn cần phải phân biệt các loại sàn và chú ý vào cách làm của mình, chọn loại nước lau sàn nào tốt và hợp lý…Và dưới đây là các loại sàn cần chú ý sau khi làm vệ sinh:
Đối với vệ sinh sàn gỗ:
Vệ sinh sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ egger, sàn gỗ janmi, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ ép…
Đối với vệ sinh sàn epoxy:
Sàn epoxy 3d, sàn epoxy mới sơn xong, sàn epoxy giả đá, sàn epoxy bê tông,…
Đối với vệ sinh sàn đá:
Sàn đá marble, sàn đá granit,sàn đá giả gỗ,sàn đá cẩm thạch, sàn đá tự nhiên
Đối với vệ sinh nền xi măng:
Nền xi măng nhám, nền xi măng nhẵn, nên xi măng thô,…
Đối với vệ sinh nền gạch:
Sàn gạch men, sàn gạch đỏ, sàn gạch ceramic, sàn gạch hoa văn,…
Vệ sinh len tường – chân tường – mặt tường
Bạn sử dụng cây sủi nên để xử lý các vết sơn thừa trên các đường len kèm theo đó là hút bụi luôn.
Khi sủi thì nên làm 2 mặt (vuông góc 90 độ) để quá trình đánh sàn được dễ hơn.
Trường hợp sơn dính ít dễ ra bạn có thể dùng cước chà vệ sinh hoặc bụi nhùi đẩy qua là được.
Vệ sinh nội thất
Việc vệ sinh nội thất mất khá nhiều thời gian vì phải mất công dịch chuyển và diện tích các đồ dùng nội thất khá nhiều.
Nếu là nội thất mới khi không sao rất dễ làm: chỉ việc bóc lớp ni lông ngoài, hút bụi và lau bụi
Nếu đồ nội thất đã qua sử dụng thì mất thời gian hơn vì phải làm kĩ, để ý đến từng chi tiết một. Có những trường hợp phải sử dụng hóa chất – hóa chất mạnh để làm sạch
Vệ sinh kính – khung cửa
Vệ sinh kính và khung cửa có 2 loại: vệ sinh mặt trong và vệ sinh mặt ngoài (cần có phương án leo giàn giáo hoặc du dây).
Bước đầu vệ sinh ta lên bóc hết các băng dính có trên khung tiếp là lau hết các vết sơn nước hay kéo dính trên khung. Nếu sơn khó ra bạn có thế dùng xăng thơm hoặc dầu hôi sẽ được, sumo cũng không thành vấn đề
Sau đó bạn vệ sinh kính, lau hết lớp bụi có trên kính kèm luôn cạo sơn bị dính trên kính bằng cách dụng lưỡi dao cạo và cuối cùng bạn dùng bộ kéo kính để làm sạch. Cuối cùng là dùng khăn lau lại các góc để chúng hoàn toàn sạch sẽ.
Vệ sinh toilet – phòng tắm
Vệ sinh phần này cần làm kĩ. Vì đây là khu vực nhiều người sử dụng trong khoảng thời gian thi công. Kéo dài từ đầu cho đến cuối.
Các khu vực cần chú ý khi vệ sinh trong nhà vệ sinh:
- – Mặt tường: xi măng dính, còn sót lại rất khó thấy
- – Mặt sau bồn cầu
- – Mặt dưới lavabo
- – Viền chân bồn tắm
Các hóa chủ yếu dùng ở đây là sumo, bột giặt hoặc nước rửa chén. Các hóa chất này sẽ giúp đánh bay vết bẩn một cách nhanh chóng.
Vệ sinh sảnh – hành lang
Ở khu vực phía sảnh và hành lang sẽ là nơi dễ làm nhất, chỉ cần quét hút và lau lại thế là xong.
Với trường hợp bẩn, dính khá nhiều sơn hay xi măng thì cần sủi qua hoặc đánh qua kết hợp với một số hóa chất cho dễ làm.
Vệ sinh lan can
Vệ sinh lan can chủ yếu là lau bụi và các vết sơn li ti còn đọng lại.
Nếu lan can cầu thang thì cần vệ sinh kĩ
Còn nếu lan can ngoài trời thì không nhất thiết vì sau đó nó cũng dễ bị bám bẩn trở lại do ảnh hưởng của thời tiết và môi trường bên ngoài (nhưng nói vậy thôi chứ cũng phải làm sạch nhá :))
Vệ sinh bóng đèn trên cao
Vệ sinh bóng đèn thì chủ yếu là lau bụi. Cần một khăn ẩm và một khăn khô. Nhớ chú ý độ an toàn khi bắt thang để làm công việc này và cũng nên nhẹ tay để không bị vỡ bóng đèn
Vệ sinh kệ tủ bếp
Vệ sinh kệ tủ bếp cần phải hút bụi trong các hộc – ngăn
Dùng khăn ẩm lau sạch lại các bề mặt trong hộc nhất là các đường kẻ, góc nối và tay cầm.
Đối với các vòi sen, bồn rửa chén thì dùng một ít sumo để lau qua và xả lại với nước thế là xong.
Vệ sinh sân – vườn
Đây là khâu vệ sinh cuối cùng. Vì sao lại như vậy. Vì tất cả các loại rác cũng như xà bần còn xót lại thì chúng ta tập kết ra đây.
Rồi sau đó dọn tổng kết sân vườn lại một đống cho gọn gàng và sạch sẽ. Bạn có thể tự chôn lấp hoặc kêu xe chơ đi xử lý.
Trường hợp sân bị dính nhiều xi măng thì bạn có thể dùng hóa chất chuyên dụng: Clo hoặc GMP 201, Sumo loại mạnh.
Lời khuyên:
– Tùy vào diện tích, nguồn nhân lực, thời gian và tiền bạc,…Bạn nhắm mình tự làm được và chắc chắn sạch thì hãy tự làm để tiết kiệm chi phí
– Còn nếu bạn là người bận rộn, có kinh phí để thuê dịch vụ ngoài thì mình nghĩ bạn nên thuê dịch vụ vệ sinh công nghiệp để hỗ trợ bạn trong việc dọn nhà sau xây dựng, dọn công trình mới xây xong để bạn không còn lo lắng về vấn đề này nữa.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ vệ sinh:
- Dịch vụ dọn nhà sau xây dựng
- Dịch vụ dọn dẹp vệ sinh để khai trương cửa hàng
- Dịch vụ giặt ghế sofa, ghế văn phòng, giặt thảm giá rẻ
Xem thêm nhiều dịch vụ hơn tại đây:
- Dịch vụ dọn nhà đón tết
- Dịch vụ giặt thảm văn phòng
- Cách vệ sinh phòng ngủ đơn giản mà sạch sẽ