Ngày nay máy lạnh-máy điều hòa ngày càng được sử dụng rộng rãi kể cả các gia đình ở nông thôn. Điều kiện khí hậu ngày càng nóng bức ở nước ta thì máy điều hòa chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Máy điều hòa không khí là một phần quan trọng làm cho ngôi nhà của bạn trở thành “ốc đảo” trong lành và mát mẽ.
Theo thời gian, bạn có thể nhận thấy thiết bị của mình làm việc nhiều hơn để đạt được mức độ làm mát như trước đây. Tương tự như vậy, nếu bạn có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), hệ thống sưởi có thể trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian.
Vệ sinh máy lạnh và bảo trì máy điều hòa không khí của bạn là một yếu tố quan trọng, điều này sẽ giữ cho hệ thống máy lạnh của bạn hoạt động tốt hơn trong thời gian dài. Điều đó dẫn đến việc hạn chế thấp nhất việc phải kêu thợ tới sửa máy đồng thời cũng giảm hóa đơn tiền điện của gia đình bạn mỗi tháng đấy. Với một chút thời gian, sự kiên nhẫn và chính xác, bạn có thể vệ sinh máy lạnh để hoạt động tốt hơn ngay tại nhà.
Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh – máy điều hòa tại nhà
Sự khác biệt giữa cuộn dây giúp ngưng tụ và cuộn dây bay hơi
Trước khi bạn bắt đầu vệ sinh thiết bị AC, bạn nên hiểu một chút về cách hệ thống máy điều hoà hoạt động. Máy điều hòa không khí có một bộ phận trong nhà và một bộ phận bên ngoài nhà, và mỗi bộ phận chứa một loại cuộn dây khác nhau mà bạn cần phải vệ sinh.
Cuộn dây của thiết bị bay hơi nằm ở phần máy được đặt trong nhà. Các cuộn dây này thường được làm bằng đồng, dẫn nhiệt dễ dàng và chúng có chứa chất làm mát. Các cuộn dây hấp thụ nhiệt khi không khí ấm đi qua chúng và chất làm lạnh bay hơi ở trạng thái khí.
Từ đó, chất làm lạnh truyền không khí ấm ra dàn bên ngoài, tiếp theo nó đi qua máy nén đến cuộn ngưng tụ. Cuộn ngưng tụ này nằm ở thiết bị được lắp bên ngoài nhà bạn hay còn gọi là cục nóng. Lúc này, máy nén chuyển chất làm lạnh về trạng thái lỏng. Sau đó, cuộn dây của bình ngưng sẽ giải phóng nhiệt ra không khí xung quanh với sự hỗ trợ của quạt hút.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy lạnh từng bộ phận riêng biệt này nha.
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ:
- Thau đưng
- Bàn chải đánh răng
- Miếng bọt biển để cọ rứa
- Bàn chải lớn
- Khăn sạch
- Bao nilong trùm
- Dung dịch chuyên dùng cho vệ sinh máy điều hòa
- Dung dịch tẩy rửa trung tính
- Bình xịt khí nén
- Bình nước sử dụng để tưới cây
- May hút bụi nếu có
- Tua vít
- Xà phòng
- Thuốc tẩy
1 Vệ sinh cục lạnh
Bước 1: Tắt Nguồn Máy Điều Hòa
An toàn là điều cực kì quan trọng, bạn nên tắt cầu dao. Khi ngắt cầu dao bạn sẽ không còn được chiếu sáng bằng ánh sáng đèn điện vì vậy nên thực hiện vệ sinh vào ban ngày. Nếu dàn lạnh của bạn ở một nơi nào đó tối, như gác mái, bạn nên chuẩn bị sẵn đèn bin
Bước 2: Tháo cục lạnh
– Tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt (hình bên dưới). Mỗi hãng máy sẽ đc thiết kế khác nhau nên cách tháo lắp cũng có đôi chút khác nhau bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn sử dụng
– Tháo nắp trước máy lạnh
– Tháo tấm lọc bụi ra khỏi thân máy.
– Bạn có thể vệ sinh tấm lọc bùi bằng cách ngâm chúng trong thau nước rồi dùng cọ để lau chùi bạn nên sử dụng một ít xà phòng pha loãng để dễ lau chùi. Bạn có thể kết hợp với bình xịt nước để hiệu quả làm sạch cao nhất
-Tháo vỏ thân máy bằng cách dùng tua vít phù hợp để tháo ốc trên thân vỏ máy
Tương tự với cánh quạt đảo gió và nắp trước máy lạnh bạn cũng có thể vệ sinh như vậy
Bước 3: Đảm bảo vấn đề về sinh
Bọc khu vực mạch điện trên cục lạnh bằng cách dùng khăn khô hoặc bọc ni lông. Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm tránh tình huống nước văng vào làm chập điện, hư hỏng máy.
Bước 4: Làm sạch hệ thống dàn lạnh
Sau khi tháo bỏ vỏ thân máy chúng ta sẽ thấy hệ thống dàn lạnh( hệ thống làm nhiệm vụ bay hơi)
– Dùng bàn chải mềm để loại bỏ bớt bụi khỏi dàn lạnh, bạn nên đeo khẩu trang khi thực hiện bước này
– Dùng ống xịt hoặc bình xit với áp lực vừa đủ để xịt nước vào dàn lạnh nhằm loại bỏ hết bui bẩn
* Ngoài ta để tiết kiệm thời gian và loại bỏ bui bẩn hiệu quả và nhanh chóng hơn bạn có thể sử dụng dung dịch chuyên dùng cho vệ sinh máy điều hòa( bạn có thể tìm mua ở các siêu thi điện lạnh ngoài thị trường) Bình xịt này tạo bọt và sau đó nhỏ vào khay thoát nước của máy, cuốn theo bụi bẩn. bình xịt này rất tiện lợi là sau khi nó làm sạch bạn không cần phải xả lại lần nữa bằng nước. Bạn xịt đều dung dịch lên dàn lạnh và đợi chúng tự làm sạch bụi bẩn trong thiết bị
* Lưu ý: trong lúc xịt nước để vệ sinh dàn lạnh bạn hãy cẩn thận tránh xịt lên bộ bo mạch nhé!
Lúc xịt rửa bạn hãy để ý cánh quát lồng sóc và quạt lồng sóc. Đây là bộ phận nằm bên trong nhưng vẫn chứa khá nhiều bụi bẩn cần vệ sinh.
Xem thêm: Cách vệ sinh tủ lạnh hết mùi tanh
Bước 5: Làm sạch khay xả của cục lạnh
Khi đã hoàn thành công việc vệ sinh dàn lạnh, hãy làm sạch khay xả.
Sử dụng hỗn hợp xà phòng và nước ấm để vệ sinh bước đầu khay xả
Tiếp theo bạn pha hỗn hợp 50/50 của thuốc tẩy và nước, đổ dung dịch xuống cống để giúp loại bỏ phần nào bui bẩn và khử khuẩn
Nếu bạn muốn một cách lâu dài hơn để giữ cho cống của mình không bị nấm mốc phát triển, bạn có thể mua viên nén thông cống chuyên dùng cho vệ sinh máy lạnh tại hầu hết các cửa hàng đồ gia dụng và phần cứng.
Bước 6: Thông cống thoát nước máy lạnh nếu nó được cắm
Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dùng để thông ống thoát nước là lựa chọn hoàn hảo nhất nếu không có thì bạn có thể thay thể bằng xà phòng pha loang với nước ấm và dùng vòi xịt để xịt sach nấm mốc bụi bẩn trong ống, hiệu quả của nó có thể không bằng việc mình sủ dụng dung dịch chuyên dùng.
Nếu dung dịch tẩy dễ trôi xuống cống bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu thoát nước chậm, ống thoát nước của bạn có thể đã bị tắc.
Nếu không làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên, nấm mốc có thể tích tụ trong cống. Nó thường là một ống PVC rộng khoảng một inch, vì vậy nó sẽ dễ tích tụ nấm mốc làm tắc nghẽn
Tìm hiểu thêm: Cách vệ sinh giặt đơn giản mà ai cũng làm được
Bước 7: Lắp lại cục lạnh
Trước khi lắp lại hãy chắc chắn bạn đã lau khô toàn bộ nắp của thân cục lạnh, bộ lưới loc, quạt đảo gió.
Nếu bạn có băng lá kim loại HVAC, hãy sử dụng nó để dán kín phần trên và dưới của cục lạnh. Không che nhãn của nhà sản
xuất vì kỹ thuật viên có thể cần nhãn đó để thực hiện bảo trì hoặc sửa chữa thiết bị.
Bước 8: Kiểm tra lại hoạt động của máy điều hòa có hoạt động tốt không
Việc này hãy làm đồng thời khi vệ sinh cục nóng xong( ở bước 7 ). Đóng điện và hoạt động lại máy để kiểm tra.
2 Vệ sinh cục nóng
Cục nóng là phần nằm bên ngoài nhà bạn vì vậy nó dễ bị bám bẩn và bẩn nhiều hơn cục lạnh, nhưng nó lại dễ dàng vệ sinh hơn so với cục lạnh, vì nó nằm bên ngoài nên chúng ta không sợ bị vấy bẩn ra xung quanh khi vệ sinh.
Bước 1: Ngắt nguồn và tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách sẽ đảm bảo an toàn khi thực hiện vệ sinh tốt nhất bạn nên ngắt nguồn kết nối
Mỗi loại máy sẽ có cách tháo lớp vỏ bảo vệ măt trước bạn nên tìm hiểu cách tháo trước khi thực hiện.
Bước 2:Vệ sinh cánh quạt và các căn bẩn bên trong cục nóng
– Sử dụng vòi xịt hoặc bình xịt để xịt sạch bụi bẩn ở cánh quạt và các ngóc ngách bên trong thúng cục nóng
-Dùng khăn sạch để lau lại lần nữa
Ngoài ra bạn cũng có thể làm sạch bụi bằng máy hút bụi
Bước 3: Vệ sinh mặt sau của cục nóng
Mặt sau thường sẽ chưa rất nhiều bụi bẩn
– Bạn dùng vòi xịt hoặc bình xịt nước để xịt sạch bụi bẩn ở mặt sau
– Dùng khăn khô sạch để lau sạch lại
Bước 4: Vệ sinh nắp bảo vệ đã tháo ra trước đó
-Tương tự bạn cũng sử dụng vòi xịt hoặc bình xịt nước để xịt sạch bụi bẩn bám trên nắp bảo vệ
-Sau đó dùng khén để lau khô sạch chúng lại
Bước 5: Lắp lại vỏ bảo vệ và vệ sinh tổng thể lại lần nữa
– Bạn lắp lại vỏ bảo vệ
– Dùng khăn khô sạch để lau hết nước và bụi bẩn còn sót lại xung quanh thùng cục nóng
* Lưu ý trong tất cả các bước vệ sinh bạn không để nước xịt vào khu vực chứa bo mạch và mạch điện bạn nhé.
Bước 6: Kiểm tra gas máy lạnh và nạp thêm nếu đang thiếu gas
Bạn cần phải kiểm tra gas có đang thiếu hay không hoặc có bị rò rỉ hay không, nếu thiếu thì bạn hãy bơm thêm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất
Bước này tốt nhất bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn, họ sẽ cũng cấp gas và thêm gas vào cục nóng cho mình luôn
Nhưng đối với một số gia đình, cục nóng của máy nằm trên cao nên khó vệ sinh và việc kiểm tra gas. Vậy nên việc gì khó hay thuê dịch vụ. Bạn cũng có thể liên hệ cho Toàn Tâm để vệ sinh máy lạnh luôn nhé!
Bước 7: Cấp điện và kiểm tra lần cuối hoạt động của máy lạnh
Cắm điện và hoạt động lại máy xem có xảy ra vấn đề gì không. Nếu máy lạnh và hoạt động tốt thì chúc mừng bạn đã vệ sinh máy lạnh thành công. Và sau nay việc vệ sinh sẽ đơn giản hơn nhiều. Giúp bạn hiểu được sự sạch sẽ khi vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe cho gia đình thân yêu của bạn.
Với những bước đơn giản mà Vệ sinh công nghiệp Toàn Tâm cung cấp rất mong bạn có thể tự mình vệ sinh bảo dưỡng được chiếc máy lạnh thân yêu của gia đình mình. Chúc các bạn thành công!