Cách vệ sinh bàn thờ Tổ tiên – Thần linh đúng cách

vệ sinh bàn thờ tổ tiên - vệ sinh Toàn Tâm

Thờ cúng công bà tổ tiên từ xưa đã là một nét đẹp trong văn hóa văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam Ta. Ban thờ của mỗi gia đình Việt là nơi thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì vậy thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Hãy cùng công ty vệ sinh Toàn Tâm tìm hiểu về cách vệ sinh bàn thờ tổ tiên sao cho đúng nhất để thể hiện sự thành tâm, kính trọng của con cháu trong nhà.

vệ sinh bàn thờ tổ tiên - vệ sinh Toàn Tâm
vệ sinh bàn thờ tổ tiên – vệ sinh Toàn Tâm

Thời điểm nào nên vệ sinh bàn thờ tổ tiên

Nhiều gia đình thường chọn ngày 23 tháng chạp là ngày ông Công ông Táo về trời để tiến hành vệ sinh,  tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ. Thậm chí có nhiều gia đình để chân hương thành tầng lớp qua nhiều năm với quan niệm “chân hương càng nhiều thì tài lộc càng nhiều”. Theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA) thì đây là một quan niệm có phần mê tín dị đoan và sai lầm.

Bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính đến ông bà, tổ tiên. Vì vậy việc vệ sinh bàn thờ (lễ bao sái) cần tiến hành thường xuyên. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bàn thờ chưa được thanh tịnh, trang nghiêm đều có thể tiến hành lau dọn. Bạn cũng có thể tiến hành việc này theo định kỳ các tháng như các ngày mùng 1 hay ngày Rằm, ngày lễ… không nhất thiết phải đợi tới cuối năm.

Người lau dọn bàn thờ ông bà tổ tiên nên là ai

Việc lau dọn bàn thờ ông bà, tổ tiên thường do gia chủ trong gia đình đại diện đứng ra thực hiện. Trước khi có kế hoạch thực hiện, người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu đó thắp hương xin phép thần linh và gia tiên.

vệ sinh bàn thờ tổ tiên - vệ sinh Toàn Tâm
vệ sinh bàn thờ tổ tiên

Cách vệ sinh bàn thờ ông bà tổ tiên

Trước khi dọn bàn thờ thì cần chuẩn bị một dĩa hoa quả, thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên cho phép con cháu được dọn dẹp bàn thờ.

Cách lau dọn bài vị

Bạn cần chuẩn bị một cái bàn có trải vải đỏ để đặt bài vị. Nếu trong gia đình có bài vị thần linh và bài vị gia tiên thì  nhớ phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau. Đợi đến khi hương cháy hết mới bắt đầu dọn dẹp.

Khi tiến hành lau dọn bàn thờ chú ý lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Sử dụng bộ dụng cụ vệ sinh riêng, không lẫn lộn với những dụng cụ vệ sinh chỗ khác.

Chuẩn bị một chiếc khăn sạch, mềm và nước ấm để lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng thứ bậc, lau dọn bài vị thần linh trước, tổ tiên sau để tránh tội bất kính.

Cách lau rửa bát hương

Để vệ sinh bát hương, dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương vệ sinh. Sử dụng khăn lau sạch từ miệng trở xuống. Hiện nay một số người thường trút chân hương, đổ tro đi và thay tro mới. Nhưng theo quan niệm xưa của ông bà ta thì làm như vậy rất dễ tán tài. Vì thế hãy dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch bát hương và để khô ráo.

Nếu là bát hương thờ thần phật thì bạn hãy dùng bảy tờ tiền vàng, còn bàn thờ tổ tiên thì chỉ cần 3 tờ tiền vàng, đốt hơ quanh bát hương, cháy được một nửa thì bỏ vào bát. Đợi tiền cháy hết thì bạn đổ tro vào một lần, như vậy có nghĩa là ra nhỏ vào lớn, với ý nghĩa tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ.

Sau khi vệ sinh, sang sửa bát hương xong thì đặt yên vị trên bàn thờ, tránh không được xê dịch bát hương nữa.

Cách tỉa chân nhang

Khi tỉa bớt chân hương, bạn không nên rút hết tất cả mà nên rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương. Nếu gia chủ là nam thì giữ lại 7,17,27, 37 chân nhang, không giữ lại 47 vì đó là số tử thần. Nếu gia chủ là nữ, gia đình mẹ góa con côi, trong nhà không có con trai thì giữ lại 9, 19,29, 39 chân nhang, và tránh giữ lại 49 chân nhang. Số chân hương đã rút mang đi hóa thành tro, vùi vào gốc cây hoặc đổ xuống sông. Cần lưu ý là tuyệt đối không vứt chân hương hay các đồ thờ cúng vào thùng rác hay những nơi ô uế.

Bạn nên thường xuyên tỉa các chân nhang, vì nếu để quá nhiều thì bát hương bị rác, bàn thờ dễ bụi bặm. Các chuyên gia tâm linh cũng cho rằng  bát hương được bao sái sạch sẽ, chân hương rút sạch sẽ để bát hương quang quẻ, không che mắt thần linh, tổ tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Và cũng tránh các tai nạn hỏa hoạn không mong muốn xảy ra.

Vệ sinh những phần còn lại trên bàn thờ

Khi vệ sinh các bức tượng đồng, hay các lư đồng, chân đèn trên bàn thờ bạn không nên dùng rượu cồn hay hóa chất để lau rửa. Như vậy sẽ đồng sẽ dễ bị oxy hóa, hoen gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Tiếp theo là dùng khăn lau chùi các đồ thờ, bàn thờ sạch sẽ trước khi để mọi thứ về vị trí ban đầu.

> Xem thêm: Cách vệ sinh LƯ ĐỒNG sạch sáng bóng mỗi khi xuân về

vệ sinh bàn thờ tổ tiên - vệ sinh Toàn Tâm

Cách vệ sinh bàn thờ thần linh, tổ tiên – vệ sinh Toàn Tâm

Đặt các đồ thờ về chỗ cũ

Trước tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc lò để đốt than hoa, đặt phía dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Sau đó bạn đốt 7 tờ tiền vàng và làm dấu hơ về bốn hướng trái phải trên dưới. Việc này có ý nghĩa là dùng lửa để khai quang, làm sạch. Lúc này nếu tiền vàng chưa cháy hết bạn hãy bỏ vào lò than hoa.

Tiếp tục đốt bảy tờ tiền vàng chỗ các vị trí đặt tượng bài vị thần linh và bát hương. Tiếp đó đưa bài vị của thần linh, tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Rồi đặt bát hương lại chỗ cũ, lưu ý sau khi đặt bát hương rồi thì tránh xoay chiều, hay xê dịch bát hương.

Sau khi xong bạn đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, bạn sẽ đọc “niên niên thị hảo niên”, với ý nghĩa đó là mỗi một năm trôi qua đều là một năm tốt lành.

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, bạn sẽ đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, với ý nghĩa mỗi tháng trôi qua đều là một tháng tốt.

Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, bạn sẽ đọc “thời thời vị hảo thời”,  với ý nghĩa mỗi ngày trôi qua đều là một ngày tốt lành. 

Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, bạn sẽ đọc “thời thời vị hảo thời”, với ý nghĩa mỗi giờ trôi qua đều là một giờ tốt.

Bạn tiếp tục thực hiện cắm hương cho đến khi cắm xong que hương thứ 12.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ tổ tiên

– sau khi đặt bát hương lại vị trí cũ thì tránh di chuyển, xoay dịch bát hương để tránh ảnh hưởng đến vận mệnh, may mắn của gia đình.

– Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để lau rửa bài vị thần linh, tổ tiên.

– Tránh tỉa và đổ chân hương sai cách

– Quá trình vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm rơi, đổ vỡ đồ thờ

– Trước khi mang đồ thờ đi vệ sinh cần nhớ kỹ vị trí của các đồ thờ, để sắp xếp lại đúng như vị trí ban đầu. cần tránh việc xếp đồ thờ thần linh, gia tiên sai vị trí.


Cách lau dọn bàn thờ tổ tiên sao cho đúng luôn được các gia đình quan tâm. Vì đây là việc làm quan trọng, thiêng liêng thể hiện lòng thành của con cháu đối với thần linh và tổ tiên. Những điều mà gia chủ nên biết về cách vệ sinh bàn thờ tổ tiên đã được vệ sinh Toàn Tâm chia sẻ trên đây. Hy vọng có thể giúp bạn thực hiện tốt để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình mình.

> Xem thêm: Vệ sinh bàn thờ thân tài ông địa đúng cách giúp tăng tài lộc và giảm thiểu những điều cấm kị khi thực hiện

Vote now post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *